HỘI NGHỊ QUÁN TRIỆT QUYẾT ĐỊNH SỐ 117 QÐ/BCSÐTNMT

   Ngày 16 tháng 7 năm 2014 Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để phổ biến quán triệt Quyết định số 117 QÐ/BCSÐTNMT của Ban cán sự Đảng bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường.

     Sau Hội nghị cán bộ chủ chốt, các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong Liên đoàn đã tiến hành phổ biến Quyết định số 117 QÐ/BCSÐTNMT tới toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị mình. Đến ngày 22 tháng 7 toàn thể 100% cán bộ công nhân viên đã được quán triệt Quyết định số 117 QÐ/BCSÐTNMT.

Nội dung Quyết định số 117 QÐ/BCSÐTNMT

QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường

    Căn cứ Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam;
    Căn cứ Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
    Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng Ị1 năm 2010;
    Căn cứ Kế hoạch số 03-KH/TW ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ban Rr thư về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 nắm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2015;    
    Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
    Căn cứ Chỉ thị số 1973/CT-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ vê việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
    Căn cứ Hướng dẫn số 25-HD/BTGTW ngày 25 tháng 11 năm 2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc bổ sung và tổ chức thực hiện chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
    Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

    BAN CÁN SỰ ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường, gồm các nội dung sau đây:
    I.Mục đích
    1. Nâng cao trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường (sau đây gọi tăt là công chức, viên chức) theo hướng chuyên nghiệp, văn minh và hiên đại. 
    2. Làm cơ sở để nhân dân, các cơ quan, tổ chức có liên quan giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường.
    3.Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa công chức, viên chức
ngành tài nguyên và môi trường với nhau và với nhân dân để hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành, góp phần thực hiện được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh”.    
    II.Đối tưọng áp dụng
    1.Công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường.
    2. Công chức địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã).
    III. Nội dung
    Công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phấn đấu thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sau đây:
    1. Với Tổ quốc: trung thành, phấn đấu vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công băng, văn minh”.
    a) Tuyệt đối tin tưởng vào lý tưởng cách mạng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kiên quyết chông lại những hành vi xâm phạm an ninh quôc gia, phá hoại hòa bình, độc lập của Tô quôc; tích cực và săn sàng tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyên, thông nhât và toàn vẹn lãnh thố của Tố quốc.
    b) Tận tâm, tận lực đóng góp công sức, trí tuệ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, xây dựng ngành tài nguyên và môi trường chính quy, hiện đại, hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực cho công cuộc phát triển bền vững đất nước.
    2.Với nhân dân: gần dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu dân, phục vụ nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
    a) Nắm vững quan điểm vì dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
    b) Gần gũi với nhân dân, khi giao tiếp với công dân phải có thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, tôn trọng, lắng nghe, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ; công tâm, khách quan, tận tình hướng dẫn nhân dân thực hiện quy trình, thủ tục theo quy định khi giải quyết công việc.
    c) Tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân sống và làm việc theo đúng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
    3.Với công việc: hiểu biết, trách nhiệm, yêu ngành, yêu nghề, vươt khó đế hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phuc vu phát triên bên vững của đât nước.
    a) Nhận thức rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa công việc được giao; nắm vững chuyên môn, thường xuyên cập nhật quy định của pháp luật; không ngừng học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ và nghiên cứu, đề xuất, cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
    b) Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả, thời gian theo quy định; báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền về những khó khăn, vướng mắc; chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình; khi mắc khuyết điếm, sai lầm phải dũng cảm tự phê bình, dám nhận khuyết điểm và nghiêm túc sửa chữa.    
    c)Yêu ngành, yêu nghề, tự hào với công việc mình đang làm; tận tụy với công việc, chủ động, sáng tạo, không ngừng cống hiến trí tuệ, tài năng; vượt qua khó khăn hoàn thành tốt công việc được giao.
    4.Với đồng nghiệp: đoàn kết, chân tình, thẳng thắn, hợp tác, giúp nhau cùng tiến bộ.
    a) Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ, chân thành, hỗ trợ, phối hợp với nhau trong , công việc và cuộc sông; tôn trọng tập thê, mình vì mọi người; chông chia rẽ, bè phái, đô kỵ, chủ nghĩa cá nhân và cục bộ địa phương.
    b) Thẳng thắn tự phê bình và phê bình, góp ý với thái độ tích cực, cầu tiến cỉe cùng nhau rút kinh nghiệm, sửa chữa, thực hiện công việc với chất lượng tốt hơn.
    c) Phục tùng, chấp hành quyết định của cấp trên và của tổ chức.
    d) Công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý không được lạm dụng chức vu đê trục lợi; năm bắt kịp thời tâm lý, phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của công chức, viên chức; thực hành dân chủ, tạo điều kiện học tập, tôn trọng và xây dựng niêm tin cho công chức, viên chức; bảo vệ danh dự của công chức, viên chức khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
     5.Với bản thân: nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, sống và làm việc theo Hiên pháp và pháp luật, có ý thức sử dụng bên vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.
     a) Thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm; thường xuyên tự rèn luyện để có lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, khiêm tốn, biết yêu thương những người xung quanh, thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình.
     b) Gương mẫu chấp hành nội quy, quy định, kỷ cương, kỷ luật của cơ quan, đoàn thê, nơi cư trú; thực hiện nghiêm các quy định vê những điêu công chức, viên chức không được làm theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật.
     c) Gương mẫu trong sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, sống thân thiện với môi trường; giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường.
     d) Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
     Điều 2. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm:
     1. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy định này đến toàn thể công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của cơ quan, đơn vị.
     2. Niêm yết công khai Chuẩn mực đạo đức theo Quy định này tại trụ sở làm việc và trên trang tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
     3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện của công chức, viên chức.
     4. Phê bình, chấn chỉnh, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của công chức, viên chức theo phân cấp quản lý.
     5. Khen thưởng kịp thời tập thể và cá nhân thực hiện tốt Quy định    này.
     6. Báo cáo kết quả thực hiện Quy định này với Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Tổ chức cán bộ) vào tháng Một (01) hàng năm.
     Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
     Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giám đôc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công chức, viên chức ngành tài nguyên và môi trường chịu trách, nhiệm thi hành Quyêt định này./.

Hỗ trợ trực tuyến