KHÓA ĐÀO TẠO XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN TÀI NGUYÊN THẠCH ANH

Tổ chức tại thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

Thực hiện quyết định số 550/QĐ-ĐCKS ngày 8 tháng 7 năm 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, từ ngày 17/8 đến ngày 01/9/2015, Kỹ sư Đinh Mạnh Hà, Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc đã tham gia khoá đào tạo ngắn hạn về “Xác định và đánh giá nguồn tài nguyên thạch anh áp dụng cho các nước ASEAN”.

1. Tổ chức đào tạo 

- Khoá học được tổ chức bởi CC-CGS (Chengdu Center - China Geology Survey) tại Sofis Hotel. 

- Tham gia khoá đào tạo gồm có 16 học viên đến từ các nước ASEAN trong đó Việt Nam: 1, Lào: 2, Campuchia: 3, Myanma: 4, Thái Lan 2, Indonesia: 2, Malaysia: 2.

Kết thúc khoá đào tạo, Trung tâm CGS đã cấp chứng chỉ về “Các phương pháp và kỹ thuật trong điều tra khoáng sản” và “Xác định và đánh giá tài nguyên thạch anh và những ứng dụng đa dạng đối với các nước ASEAN”.


Một đường phố tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên

TS. Lin Fangcheng (người đứng ngoài cùng bên trái) phụ trách lớp học, cùng các học viên đến từ các nước thành viên ASEAN


KS. Đinh Mạnh Hà chụp ảnh lưu niệm với TS. Lin Fangchen tại CGS-Center

2. Nội dung đào tạo

2.1. Học tập trong phòng


Một buổi học tập trong phòng

Khóa đào tạo chủ yếu giới thiệu, hệ thống hoá các phương pháp tìm kiếm, điều tra khoáng sản và địa chất; thông báo kết quả của các phương pháp tìm kiếm đánh giá khoáng sản và địa chất tại Trung Quốc; các phương pháp được giới thiệu bao gồm:

Phương pháp địa vật lý

- Phương pháp trọng lực

- Phuơng pháp điện

- Phương pháp ĐVL hàng không.

2. Phương pháp địa hoá

Áp dụng chủ yếu phương pháp địa hoá thứ sinh.

3. Ứng dụng kỹ thuật ảnh viễn thám

Đồng thời, Ban tổ chức khóa học đã giới thiệu trình tự thành lập bản đồ sinh khoáng xuyên biên giới gồm các bước: tổng hợp tài liệu địa chất - khoáng sản của các Quốc gia, kết hợp với đi thực địa bổ sung.


Sơ đồ sinh khoáng toàn thế giới do Trung Quốc thành lập

Khóa đào tạo đã giới thiệu các ứng dụng của thạch anh trong công nghiệp, phân chia các loại mỏ thạch anh và tiềm năng của chúng, các phương pháp tuyển và làm giàu thạch anh dùng trong công nghiệp.

Các ứng dụng của thạch anh trong công nghiệp:

1- Công nghiệp xây dựng

2- Công nghiệp luyện kim

3- Công nghiệp thuỷ tinh

4- Công nghiệp hoá chất

5- Công nghiệp chế tạo máy

6- Công nghiệp gốm sứ

7- Công nghiệp cao su và nhựa

8- Công nghiệp điện tử

9- Công nghiệp sơn

10- Các lĩnh vực khác

Các kiểu mỏ thạch anh trong tự nhiên và tiềm năng của chúng:

Bao gồm 7 kiểu mỏ chính

Mỏ cát kết thạch anh trầm tích

2- Mỏ cát thạch anh ven biển

3- Mỏ cát thạch anh lục địa

4- Mỏ thạch anh trong đá biến chất (quarzit)

5- Mỏ thạch anh trong đá magma (alaskit <5% khoáng vật sẫm màu)

6- Mỏ pegmatit

7- Mỏ thạch anh dạng mạch

Trong đó đáng lưu ý là các kiểu mỏ có chất lượng tốt như: các mỏ quarzit tuổi PR, cát kết thạch anh tuổi Sini - D, cát thạch anh ven bờ tuổi Q và thạch anh dạng mạch. Ngoại trừ mỏ thạch anh dạng mạch tuy có chất lượng cao nhưng thường có kích thước, quy mô nhỏ; các mỏ quartzit tuổi PR, cát kết thạch anh tuổi Sini - D, cát thạch anh ven bờ tuổi Q đều là các mỏ có tiềm năng lớn về cả chất lượng và trữ lượng.

Các phương pháp tuyển và làm giàu thạch anh:

Giới thiệu về các nguyên tố, khoáng vật có hại và các phương pháp loại bỏ các nguyên tố cần loại bỏ gồm: Li, Na, K, Fe, Zn, Cu, Cr, Mn, Bo, Al.

+ Làm sạch gồm: Rửa, chà;

+ Tuyển gồm các phương pháp:

   - Tuyển trọng lực

   - Tuyển từ

   - Tuyển nổi

   - Tuyển vi sóng

   - Tuyển vi sinh

   - Tuyển hoá.

2. Đi thực tế tại một só mỏ đã và đang khai thác và  thăm dò

Sau khi kết thúc phần học tập trong phòng, Ban tổ chức lớp học đã tổ chức đi thực tế tại mỏ Fe - Ti - V Panzihua và Meiye.

Mỏ Fe - Ti -V Panzihua là một trong những mỏ quan trọng nhất và là dẫn chứng tốt nhất trong số các mỏ Fe - Ti - V oxyt. Mỏ được vây quanh bởi đá xâm nhập mafic có dạng phân lớp tuổi Permi muộn (260Ma). Trữ lượng thăm dò đạt hơn 200 triệu tấn. Chiếm 20% trữ lượng Fe, 64% trữ lượng V và 93% trữ lượng Ti của Trung Quốc. Hàm lượng trung bình là 36% TFe; 0,28% V; 12,6% Ti­­2­O­­­5. Hàm lượng thấp nhất để đưa vào tính trữ lượng là 13% Tfe. Thành phần khoáng vật quặng chủ yếu là titano – magnetit, imenit, và một lượng nhỏ sulphur, các khoáng vật phi quặng bao gồm các silicat và một lượng nhỏ các khoáng vật phốt phát và carbonat. Hiện tại mỏ đang khai thác ở độ sâu 800m so với mặt địa hình và vẫn tiếp tục thăm dò mở rộng xuống sâu hơn.

 

Toàn cảnh mỏ oxyt Fe - Ti - V Panzihua, Tứ Xuyên hiện đang khai thác

 Tảng quặng magnetit hàm lượng 46%Fe được trung bày tại khu nhà điều hành mỏ Panzihua

Tại mỏ Fe - Ti - V Meiyi, do yêu cầu của quản lý mỏ, các thành viên lớp học chỉ tham quan mẫu lõi khoan. Hiện tại độ sâu thăm dò ở mức -800m và cùng kiểu mỏ với mỏ Panzihua.

3. Thảo luận về tiềm năng hợp tác Quốc tế

Ngày cuối cùng trước khi bế giảng, Ban tổ chức đã tổ chức một buổi thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN và giữa các nước ASEAN. Các vấn đề đã được trao đổi một cách thẳng thắn, bình đẳng. Các thành viên khóa học đã đưa ra các quan điểm cá nhân về các lĩnh vực hợp tác. Trong đó đặc biệt quan tâm về công tác lắp ghép bản đồ địa chất và khoáng sản xuyên biên giới và thành lập seri bản đồ xuyên biên giới như bản đồ địa chất thuỷ văn, bản đồ tai biến địa chất... mà các nước có liên quan và cùng quan tâm.

4. Kết Luận

Qua khoá học, các học viên đã được hệ thống hoá lại các phương pháp tìm kiếm, điều tra khoáng sản; hiểu được tiềm năng ứng dụng rất rộng rãi của thạch anh trong công nghiệp, nắm được các bước và các phương pháp cơ bản về quy trình làm giàu thạch anh. Được hệ thống hoá các loại hình các mỏ thạch anh trong tự nhiên và tiềm năng ứng dụng cho các ngành công nghiệp đối với mỗi loại hình mỏ. Khoá học cũng đã mang đến cho các thành viên tham gia một cách nhìn rộng hơn về hoạt động khoáng sản. Đặc biệt đối với quặng sắt, liên hệ với Việt Nam cũng có các mỏ gần giống với kiểu mỏ Fe - Ti -V Panzihua.  

Ngoài ra khoá học cũng giúp học viên rèn luyện và nâng cao kỹ năng tiếng Anh một cách đáng kể, đồng thời có cơ hội gặp gỡ giao lưu học hỏi thêm một số vấn đề khác từ các đồng nghiệp đến từ các nước ASEAN cũng như từ các nhà khoa học, các đồng nghiệp đến từ Trung Quốc. 

Nguồn: Đinh Mạnh Hà

 

 

 

 

Hỗ trợ trực tuyến